Cổ tức và những gì nhà đầu tư chứng khoán cần biết về chi trả cổ tức

Cùng DHE khám phá ngay những điều thú vị về chi trả cổ tức trong bài viết dưới đây.

CỔ TỨC LÀ GÌ?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận được giữ lại của công ty, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính.

Nói đơn giản, cổ tức (Dividend) là phần còn lại sau thuế mà công ty có nghĩa vụ phải chi trả cho cổ đông sau khi đã trích vào các quỹ theo quy định và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính. Số tiền trích ra dùng để chi trả cổ tức sẽ được thảo luận và thống nhất trong đại hội cổ đông.

Chính sách cổ tức là chính sách phân phối lợi nhuận, một trong những chính sách quan trọng của công ty ấn định việc phân chia lợi nhuận sau thuế, bao nhiêu phần trăm sẽ được giữ lại để tái đầu tư, bao nhiêu phần trăm được sử dụng để chi trả cho cổ đông dưới hình thức cổ tức.

Mục đích và ý nghĩa

Việc chi trả cổ tức dù đơn giản là phương thức để phân phối lại lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông.

Đối với nhà đầu tư, việc công ty chi trả cổ tức đều đặn cho thấy khả năng kiếm lợi nhuận ổn định theo thời gian của công ty và sức khỏe tài chính tốt. Cổ tức hàng năm ổn định cũng cho thấy năng lực của ban lãnh đạo.  Bằng việc cân bằng giữa dòng tiền giữ lại để phát triển công ty và cổ tức cho cổ đông. Tại Việt Nam, hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và ổn định đều duy trì chính sách cổ tức cho cổ đông.

Mức cổ tức hấp dẫn và có lịch sử tăng trưởng đều hàng năm tạo ra hiệu ứng yêu thích nhất định với cổ đông. Với dạng công ty này, NĐT thường nằm giữ vì mục tiêu cổ tức hàng năm nhận được. Giá cổ phiếu ít khi biến động theo lợi nhuận ngắn hạn. Vì vậy mà ban lãnh đạo có nhiều cơ hội ra những quyết định vì mục tiêu tăng giá trị dài hạn.

Những công ty trả cổ tức cao và bền vững sẽ ít dao động so với thị trường nói chung, và là cổ phiếu phòng thủ tuyệt vời.

Ngoài ra, những năm gần đây, xu hướng đầu tư cổ phiếu để nhận cổ tức cũng được mọi người đón nhận, bởi:

  • Mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho nhà đầu tư;
  • Có thể giúp nhà đầu tư hưởng lợi nhuận kép.

Các hình thức chi trả cổ tức, thuế cổ tức chứng khoán?

Hình thức trả cổ tức gồm: Trả cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng (bản chất giống hệt như trả cổ tức bằng cổ phiếu). Ngoài ra, còn có quyền mua cổ phiếu ưu đãi.

Chi Trả cổ tức bằng tiền mặt

Trả bằng tiền là việc doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt trực tiếp vào tài khoản chứng khoán cho cổ đông.

Cổ tức bằng tiền sẽ làm giảm lượng tiền của doanh nghiệp trong việc kinh doanh, nhưng suy cho cùng đó mới là mục đích của kinh doanh.

Chi Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Trả cổ tức bằng cổ phiếu khá phổ biến ở những doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng cao.
Bởi lúc này doanh nghiệp đang có nhu cầu cao được giữ lại lợi nhuận để mở rộng kinh doanh. Họ có thể phát hành thêm cổ phiếu (zero-cost) hoặc sử dụng cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức cho cổ đông.

Thuế cổ tức chứng khoán: Khi nhận cổ tức bạn sẽ bị đánh thuế 5%.

Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có sự khác nhau rõ rệt và làm ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của Doanh nghiệp. Cụ thể nếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Có nghĩa là lợi nhuận được sinh ra từ hoạt động kinh doanh sẽ chảy vào tài khoản của cổ đông, đi ra khỏi nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, về cơ bản lợi nhuận sinh ra và chi trả cho cổ đông vẫn ở trong doanh nghiệp. Chỉ chuyển từ Lợi nhuận sau thuế sang vốn góp của chủ sở hữu.

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn sự khác nhau của hai hình thức này tại đây nhé!
=> Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn?

Tại sao chia cổ tức thì giá lại điều chỉnh giảm?

Thẳng thắn mà nói, NĐT mua cổ phiếu là để tạo ra lợi nhuận, thông qua việc nhận cổ tức và tăng giá cổ phiếu.

Tâm lý chung, nếu ta lật ngược vấn đề, giá cổ phiếu không điều chỉnh giảm sau khi chia cổ tức, thì càng gần ngày chia cổ tức sẽ có nhiều người giữ cổ phiếu không muốn bán, để được nhận cổ tức; sau ngày chia cổ tức, NĐT đều sẽ muốn bán cổ phiếu. Điều này dẫn đến mất cân đối cung cầu cổ phiếu gây ra, mất tính thanh khoản cổ phiếu và sự biến động giá quá lớn, tăng sốc khi trước ngày chia và giảm khủng sau ngày chia. Hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1, 2:1? Nếu điều này xảy ra thì thanh khoản sẽ lặng tăm. NĐT mua cổ phiếu sau ngày chia cổ tức mong muốn mua giá thấp hơn vì sang năm mới được chia cổ tức lại. Do đó để đảm bảo tính công bằng cho người mua và người bán vào ngày chia cổ tức, bắt buộc giá phải điều chỉnh giảm, theo đúng tỷ lệ nhận cổ tức.

Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu lớn hơn thị giá, thì giá điều chỉnh sẽ không đổi.

Làm thế nào để được nhận cổ tức?

Để được nhận cổ tức, bạn chỉ cần nắm giữ cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) là ngày giao dịch mà NĐT mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…

Ngày đăng ký cuối cùng (Ngày ĐKCC) là ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán. Đây còn là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…


Trong trường hợp cổ phiếu bạn nắm giữ là cổ phiếu đã niêm yết, cổ tức sẽ được trả trực tiếp vào tài khoản chứng khoán của bạn.

Đặc biệt, với trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì sau khoảng 30-60 ngày, cổ phiếu đó mới được chia về tài khoản của bạn.

Trong trường hợp cổ phiếu bạn nắm giữa là cổ phiếu chưa niêm yết (OTC), bạn cần liên hệ và đến trực tiếp doanh nghiệp để nhận cổ tức.

PHẦN 2. CÔNG THỨC VÀ BẢN CHẤT ĐIỀU CHỈNH GIÁ CỔ PHIẾU KHI CHIA CỔ TỨC

Bản chất công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức

Công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức được thực hiện theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền.

Hiểu đơn giản: ở góc độ toán học, chia cũng như không chia. Khi đó, tổng vốn hóa và tiền – trước và sau Ngày GDKHQ là bằng nhau.

Công thức tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức

Trong đó:

  • P’: Giá cổ phiếu sau khi thực hiện quyền. Nó bao gồm cổ tức bằng tiền, cổ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm
  • P: Giá cổ phiếu trước khi thực hiện quyền
  • Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm dành cho quyền mua ưu đãi
  • a: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm dành cho quyền mua ưu đãi (Đơn vị tính: %)
  • b: Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu (Đơn vị tính: %)
  • C: Cổ tức bằng tiền
Ví dụ về cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng tiền mặt

Giá cổ phiếu Vinamilk (VNM) ngày 8/8/2017 là P=150.000 VNĐ. Ngày 09/08/2017 là ngày GDKHQ.

Ví dụ 1: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng tiền mặt

Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương đương mức nhận C=2.000 VNĐ

Áp dụng công thức, ta có:

  P’ = P – C = 150.000 – 2.000 = 148.000 VNĐ (do không có tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm)

Khi đó, 1 CP VNM giá 150.000 VNĐ thành 1 CP VNM 148.000 VNĐ và 2.000 VNĐ tiền cổ tức.

Ví dụ 2: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

Cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:20. Nghĩa là có 100 CP VNM trước khi chia sẽ nhận thêm 20 CP VNM sau khi chia. => b=20%

Thưởng cho cổ đông cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100:30 => b=30%

Áp dụng công thức, ta có:  P’ = P / (1+b) = 150.000 / (1+20%+30%) = 100.000 VNĐ

Khi đó, 100 CP VNM giá 150.000 VNĐ sau khi chia bằng giá 150 CP VNM. Có nghĩa có giá bằng 100 CP gốc, 20 CP chia cổ tức (20%) và 30 cổ phiếu thưởng (30%). Kết quả là 100.000 VNĐ/CP VNM sau khi chia.

Ví dụ 3: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng quyền mua cổ phiếu ưu đãi

Bán ưu đãi, tỷ lệ 5:2 (tương đương mức 2/5=40%), với mức giá 60.000 VNĐ/CP => Pa=60.000 VNĐ. a=40%

Áp dụng công thức, ta có:
P’ = [P + (Pa . a)] / (1+a) = (150.000 + 60.000 . 40%) / (1+40%) = 124.300 VNĐ

Nếu giá phát hành mua cổ phiếu ưu đãi cao hơn thị giá P, thì cổ phiếu đó sẽ không điều chỉnh giá trong ngày GDKHQ. 

Ví dụ 4: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức tổng quát

Cổ tức bằng tiền 20% => C = 2.000 VNĐ
Cổ tức bằng cổ phiếu 100:20 => b=20%
Thưởng bằng cổ phiếu 100:30 => b=30%
Quyền mua cổ phiếu ưu đãi 5:2, giá 60.000 VNĐ => Pa=60.000 VNĐ. a=40%

Áp dụng công thức, ta có:
P’ = [P + (Pa . a) – C] / (1+a+b) = (150.000 + 60.000 . 40% – 2.000) / (1+40%+20%+30%) = 90.500 VNĐ

PHẦN 3. CÁCH ĐỊNH GIÁ VÀ SĂN CỔ PHIẾU THEO CHIẾN LƯỢC TRẢ CỔ TỨC


Tỷ lệ chi trả cổ tức là gì?

Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ lệ phần trăm (%) giữa bằng tiền chia cho Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Hay chi trả cho 1 cổ phiếu thường/EPS.

Ví dụ về tỷ lệ chi trả cổ tức của CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM – QNS):

Tỉ lệ chi trả cổ tức sẽ là: (753.513.375.000 + 150.702.675.000) / 1.052.977.956.157 = 8,5%

Ý nghĩa của tỷ lệ chi trả cổ tức

Ý nghĩa quan trọng nhất của tỷ lệ chi trả cổ tức là mức tăng trưởng của DN. Một công ty mới có định hướng tăng trưởng nhằm mục đích mở rộng, phát triển sản phẩm mới. Ben canh đó, chuyển sang các thị trường mới được dự kiến sẽ tái đầu tư hầu hết. Hoặc tất cả lợi nhuận của nó có thể được chấp nhận với tỷ lệ chi trả thấp hoặc thậm chí bằng 0.

Mặt khác, một công ty thành lập lâu có thể kiểm tra sự kiên nhẫn của các cổ đông khi chi trả cổ tức.


Tỷ suất cổ tức (r) là gì?

Tỷ suất cổ tức (r) = Cổ tức bằng tiền mặt / Thị giá

NĐT thường nghe nói công ty A trả cổ tức cao 30%/năm. Tức là 30% của mệnh giá (10.000 VNĐ), nhiều nhà NĐT nhầm lẫn với 30% của thị giá. Vì vậy cổ tức bằng tiền 30% tức là 3.000 VNĐ.

Dù thị giá là bao nhiêu đi nữa thì với cổ tức k% bằng tiền, công ty cũng chỉ trả :

k% x 10.000 VNĐ

Các chiến lược đi săn cổ phiếu trả cổ tức

Đối với nhà phân tích kỹ thuật

Khi có thông tin chia cổ tức khủng hay có tỷ suất cổ tức cao, nhìn chung sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. Đặc biệt những thông tin này bất ngờ đối với thị trường thì càng có hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đúng với mọi cổ phiếu, nó chỉ phù hợp với việc mua một nhóm cổ phiếu.

Đối với nhà đầu tư giá trị hay phân tích cơ bản
Cách 1: Săn cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao

Mua cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng. Đây là cách đơn giản cho những NĐT mới. Lưu ý cổ tức cần phải ổn định qua nhiều năm.

Cách 2: Định giá cổ phiếu bằng các kết hợp giữa tỷ suất cổ tức và tốc độ tăng trưởng

(Tỷ suất cổ tức + Tốc độ tăng trưởng dài hạn) / Chỉ số P/E

Theo Peter Lynch và John Neff, chỉ số này tốt khi nó lớn hơn 1,5. Tất nhiên là càng cao càng tốt.

Cách 3: Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

Mô hình tăng trưởng cổ tức (Gordon)

Có 3 mô hình dựa trên 3 giả thiết về tăng trưởng cổ tức:

  • Mô hình 1: Tăng trưởng với tốc độ không đổi mãi mãi.
  • Mô hình 2: Tăng trưởng với tốc độ không đổi trong một số năm nhất định. Sau đó chuyển sang một tốc độ tăng trưởng thấp hơn (và không đổi) từ đó cho đến mãi mãi
  • Mô hình 3: Tăng trưởng với tốc độ không đổi trong một số năm nhất định. Sau đó tăng trưởng với tốc độ giảm dần trong một số năm. Sau đó rồi cuối cùng thì giữa nguyên tốc độ tăng trưởng từ đó cho đến mãi mãi.

Công thức đơn giản nhất: P = D1 / (k – g)

Trong đó:

  • P: Giá trị hợp lý/Giá trị thật thời điểm năm 0
  • D1: Cổ tức của năm 1 (năm tiếp theo)
  • k: Tỷ lệ chiết khấu. Đó là tỷ suất sinh lợi mà NĐT kỳ vọng thu được khi đầu tư vào cổ phiếu, chi phí vốn cổ phần
  • g: Tốc đô tăng trưởng cổ tức

Nếu bạn đang tìm hiểu về các phương pháp định giá doanh nghiệp, để có thể mua được cổ phiếu tốt với giá “rẻ”, hãy tìm hiểu khóa học Định giá cổ phiếu chuyên sâu của chúng tôi nhé!

Related

Lý thuyết sóng Elliott chuẩn quốc tế CMT (P2)

Sau phần 1 hiểu được các kiến thức cơ...

Lý thuyết sóng Elliott chuẩn quốc tế CMT (P1)

Một trong những công cụ hiệu quả để xác...

Nhóm BĐS và Tài chính dẫn dắt chỉ số chứng khoán hồi phục dự kiến 1150

Cùng DHE tìm hiểu về những đánh giá chỉ số VNINDEX...